Tra Từ Điển Đạo Phật

Tìm kiếm theo chữ cái

Tỉnh thức

Tỉnh thức là sự bình tĩnh, không mê mờ, rất tỉnh táo, biết rất rõ, tâm không bị chi phối trong thất tình lục dục, trong kiến chấp, trong ngã chấp, v.v... là sự nhận biết nhanh chóng ra các ác pháp trong sát na (nháy mắt), là sức tỉnh thức rất tự nhiên không có sự bắt buộc và gò bó của những loại thiền ức chế tâm, sức tỉnh thức đó là định tỉnh chánh niệm không phải do ức chế tâm mà có được, mà do tâm không phóng dật, nhờ tâm ly dục, ly ác pháp, nhưng không phải nhìn đăm đăm hơi thở mà có tỉnh thức.

Làm mải miết cho xong mà không có suy tư và cũng không quên mình đang làm là tỉnh thức, không cần hướng tâm. Làm mải miết mà có suy tư là thất niệm (bị vọng tưởng). Làm mải miết không có suy tư mà cũng không nhớ đang làm (làm theo thói quen) là thất niệm vô ký.

Phải dùng pháp hướng nhắc tâm tỉnh thức. Người ta tập tỉnh thức để tỉnh thức nhận biết được ác pháp để đẩy lui chúng ra khỏi thân tâm của chúng ta, để đem lại cho thân tâm chúng ta một sự thanh thản, an lạc và vô sự, đó mới chính là sự giải thoát của đạo Phật.

Bởi tỉnh thức không có nghĩa biết tỉnh thức mà tỉnh thức phải biết đâu là chánh niệm và đâu là tà niệm. Như vậy sự tu tập tỉnh thức mới thực sự có ích lợi lớn cho mình cho người, còn tu tập tỉnh thức mà chỉ biết tỉnh thức thì đó là tu sai không ích lợi, mất thời giờ vô ích và mất công sức mỏi mệt.

Gợi ý